Bé nhà mình thường khóc rất nhiều, điều này làm bố mẹ rất lo lắng và lo sợ, không biết liệu rằng con mình đang gặp phải vấn đề gì, nhất là những cặp vợ chồng trẻ mới làm bố mẹ lần đầu. Thế nhưng, theo các chuyên gia thì bé khóc là điều hết sức bình thường, chỉ cần biết cách và hiểu ý của bé thì sẽ biết cách làm bé yên lặng. Vậy sau đây xin mời mọi người cùng Mom Meiji đi giải mã ý nghĩa tiếng khóc của trẻ để giúp trẻ hết quấy khóc, qua bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân khiến trẻ hay quấy khóc

Giải mã tiếng khóc của trẻ
Giải mã tiếng khóc của trẻ

Theo các chuyên gia thì việc bé khóc là điều hết sức bình thường, trung bình mỗi ngày bé khóc từ 1-4 giờ. Thế nhưng không sao, đây là một phần quan trọng để thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung của bé. Có thể bậc cha mẹ thường không hài lòng khi bé giận dữ, khóc, thế nhưng hãy yên tâm rằng đây chỉ là một điều mà hầu hết các bé đều phải trải qua theo từng độ tuổi. Chính vì vậy mà các mẹ cần phải hiểu rõ con mình khóc vì nguyên nhân nào, từ đó có thể đáp ứng được nhu cầu của bé. Thường thì bé sẽ khóc do một số nguyên nhân chính sau đây:

Trẻ nhà mình bị đói bụng

Khi đói, thường thì trẻ sẽ khóc và kèm theo một số dấu hiệu như vừa quấy khóc vừa mút tay, miệng nhóp nhép, lúc này điều đầu tiên bố mẹ cần nghĩ tới là nên cho bé ăn. Khi cho trẻ bú xong, thì sau một khoảng thời gian ngắn trẻ vẫn khóc lại, thì đây có thể là dấu hiệu trẻ chưa được bú no, cần mẹ cho bú thêm nữa.

Tã của trẻ bị bẩn, quá ẩm ướt do nước tiểu và phân

Thường thì khi trẻ muốn bố mẹ thay tã thì sẽ báo hiệu bằng tiếng khóc bình thường, không có gì đặc biệt, hoặc đôi khi hét to lên, nước mắt dàn dụa. Thì nguyên nhân này có thể được giải quyết bằng việc kiểm tra tã của bé. Theo khuyến cáo thì tốt nhất ba mẹ nên thay bỉm tã cho trẻ từ 2-3 giờ/ lần để tránh hăm đỏ từ bỉm và thay ngay lập tức khi trẻ ị ra bỉm.

Trẻ khó chịu

Đôi khi trẻ bị đau bụng, thường thì sẽ quấy khóc sau khi bú, khóc đến nỗi không dỗ dành được, tình trạng này của trẻ thường xuất hiện ít nhất 3 giờ mỗi ngày, 3 ngày mỗi tuần và kéo dài ít nhất 3 tuần liên tục. Hoặc hay khi trẻ đầy bụng, khó tiêu hoặc nhiệt độ, vị trí không thỏa mái thì trẻ cũng sẽ khóc và quấy. Khi nghi ngờ trẻ bị đầy hơi, cha mẹ có thể thử một vài biện pháp nằm ngừa, nắm hai chân của con và cho bé cử động như đang đạp xe, để giảm tình trạng đầy bụn. Khi sự khó chịu của bé dịu đi thì bé sẽ dần ổn định trở lại.

Trẻ buồn ngủ

Đây có lẽ là điều dễ hiểu, khi buồn ngủ thường thì trẻ sẽ quấy khóc và gắt ngủ, lấy tay dụi mắt, gãi đầu, gãi tai và có một số bé có thể mút tay, ban đầu khóc tương đối nhỏ, nếu xung quanh ồn ào quá không ngủ được thì trẻ sẽ khóc to liên tục. Lúc này chỉ cần ôm ấp, vỗ về trẻ thì tình trạng khóc của trẻ sẽ ngừng và trẻ đi ngủ.

Trẻ muốn làm nũng, muốn được ôm ấp

Trong những tháng đầu đời, trẻ rất cần sự âu yếm, vỗ về của cha mẹ, do vậy khi trẻ làm nũng là muốn được ôm ấp, thường thì trẻ sẽ khóc lúc cao, lúc thấp, có thể không có nước mắt, chân tay múa máy lung tung, mắt nhìn sang trái, sang phải.

Trẻ quá lạnh hoặc quá nóng

Khi mà trẻ thấy quá nóng hoặc quá lạnh thì trẻ sẽ khóc, tuy nhiên thì khi lạnh thì trẻ sẽ khóc gắt hơn là khi nóng. Trong mỗi lần thay quần áo cho trẻ hoặc sau khi tắm thì trẻ sẽ khóc, đây là dấu hiệu cho thấy rằng trẻ nhà bạn đang cảm thấy lạnh.

Trẻ bị hoảng sợ

Khi có tiếng động lớn, ánh sáng hay đêm tối thì trẻ sẽ có biểu hiện như khóc thét lên và toàn thân dãy dụa lung tung.

Trẻ khóc vì mọc răng

Tình trạng đau đớn khi trẻ mọc răng cũng sẽ khiến trẻ khóc và quấy nhiều. Các biểu hiện thường thấy khi trẻ mọc răng là lấy tay sờ, cọ răng, gặm, nhấm đồ, thích nhét đồ vào miệng thì có thể bé đang khó chịu vì mọc răng.

Trẻ bị đau đớn, rối loạn khó chịu hay trong cơ thể mắc các bệnh lý

Khi trẻ bị đau hoặc bị mắc các bệnh lý trong cơ thể cũng sẽ khiến trẻ khóc và quấy nhiều. Khi mà các nguyên nhân kể trên đều được bố mẹ khắc phục, thế nhưng trẻ vẫn quấy khóc, thì lúc này bố mẹ có thể nghĩ đến trẻ bị mắc bệnh và cần phải xem xét tới những vấn đề như: trẻ có khả năng lồng ruột; có bệnh ở não hay màng não; khả năng bị viêm ruột cấp, tiêu hóa trục trặc, ký sinh trùng; viêm amidan cấp; đau đầu, ngạt mũi, cảm cúm; viêm phổi; suy tim; viêm tai giữa; viêm miệng, sưng; trẻ nứt hậu môn, vv…..

Bố mẹ cần làm gì khi trẻ quấy khóc

Giải mã tiếng khóc của trẻ
Giải mã tiếng khóc của trẻ

Khi trẻ nhà mình quấy khóc, thường thì bố mẹ sẽ hoảng hốt và lo lắng, không biết làm thế nào để cho con hết khóc, nhất là những bố mẹ mới có con. Trong lúc này, bố mẹ cần phải làm theo những bước sau đây:

  • Trước tiên là cố gắng giữ bình tĩnh: Khi cha mẹ bình tĩnh trước tiếng khóc của bé, thì sẽ giúp bố mẹ có thể nhận ra được những thông điệp mà trẻ muốn chuyền tải, lúc này sẽ dỗ dành trẻ bằng giọng nói nhẹ nhàng.
  • Cha mẹ cần vuốt ve cho trẻ để trẻ cảm thấy bình yên và lấy lại được bình tĩnh. Khi trẻ được vuốt ve thì trẻ sẽ giảm bớt căng thẳng và có được cảm giác an toàn, lúc này trẻ sẽ không khóc nữa và cha mẹ nên cố gắng bồng bế trẻ nhiều hơn.
  • Nên sắp xếp các hoạt động trong ngày theo lịch trình của trẻ, nếu trẻ thường khóc vào một thời điểm nhất định buổi tối thì đừng bố trí làm việc gì vào lúc này, cần cân nhắc để ăn tối trước thời điểm trẻ thường khóc.
  • Khi bố mẹ cảm thấy tuyệt vọng vì trẻ khóc mà không thể dỗ dành được, dẫn đến cảm xúc tiêu cực. Lúc này hãy bình tĩnh và đặt trẻ tại 1 nơi an toàn và đi ra chỗ khác 1 chút. Điều này sẽ giúp ổn định, lấy lại được tinh thần và việc dỗ trẻ sẽ hiệu quả hơn sau đó.
  • Trong trường hợp cảm thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường thì hãy liên hệ tới bác sĩ để được tư vấn.

Để hiểu được bé thông qua tiếng khóc cũng không phải điều gì quá khó khăn, chỉ cần cha mẹ dành thời gian, tìm hiểu là sẽ giảm được tình trạng quấy khóc của trẻ.

Trên đây là bài viết của Mom Meiji nói về giải đáp tiếng khóc của trẻ, mong rằng những thông tin trên góp phần giải đáp những thắc mắc của quý vị. Xin cảm ơn quý vị đã dành thời gian quan tâm!