Tình trạng bé nhà mình gầy, yếu, chậm lớn luôn là điều mà các bậc làm cha mẹ lo lắng và đau đầu. Ai cũng muốn con nhà mình được khỏe mạnh, phát triển tốt, vậy có cách nào để giúp cha mẹ làm được điều đó. Vậy hôm nay Mom Meiji sẽ cùng các cha mẹ đi tìm nguyên nhân khiến trẻ chậm lớn và tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng này, qua bài viết dưới đây.

Như nào được gọi chậm tăng cân

Bé chậm tăng cân, gầy yếu thường được biểu hiện cụ thể và rõ ràng nhất là ở chỉ số cân nặng của trẻ, nó không phù hợp với tiêu chuẩn cân nặng của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO). Để có thể kiểm tra được tình trạng này thì bố mẹ có thể đưa con tới các buổi khám sức khỏe định kỳ. Từ đó có thể nhận được kết quả, theo dõi xem cân nặng hiện tại của con có đang đạt chuẩn hay không và có thể tìm ra giải pháp khắc phục. Những gia đình có thang đo chuẩn chiều cao, cân nặng cho trẻ từ 0-10 tuổi thì có thể tự theo dõi được ở nhà.

Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng có thể nhận ra được tình trạng bé nhà mình chậm tăng cân dựa vào các biểu hiện như là biếng ăn, vóc dáng nhỏ, thể trạng yếu và thường xuyên bị ốm vặt, mệt mỏi hoặc chân tay gầy guộc, vv….

Trẻ chậm lớn, chậm tăng cân ảnh hưởng như thế nào?

Khi trẻ nhà mình chậm tăng cân, lâu dần sẽ gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, làm ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cơ thể, có thể kể đến như:

  • Sẽ làm chậm phát triển trí não, gây ra phản xạ chậm, thiếu linh hoạt và tiếp thu kém.
  • Sức đề kháng cơ thể yếu, dễ dàng gây bệnh xâm nhập cơ thể như là nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu chảy và sẽ càng làm bé biếng ăn, gầy gộc hơn.
  • Không những vậy còn làm bé chậm phát triển cân nặng, chiều cao so với bình thường. Lâu dần nó còn làm ảnh hưởng đến vóc dáng và thể trạng của trẻ khi trưởng thành.

Nguyên nhân nào dẫn đến bé chậm lớn, chậm tăng cân

Ngoài việc thiếu chất dinh dưỡng, thì việc chậm lớn, chậm tăng cân của bé cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân sâu xa khác nhau như:

Trẻ biếng ăn

Trẻ chậm tăng cân
Trẻ chậm tăng cân

Biếng ăn là một trong những nguyên nhân lớn gây nên tình trạng gầy, yếu, chậm lớn ở trẻ, khiến bé giữ mãi một cân nặng. Khi trẻ lười ăn, lượng chất dinh dưỡng không đủ nạp vào nuôi dưỡng cơ thể, thì việc chậm tăng cân là điều mà trẻ dễ gặp phải. Chính vì vậy bậc làm cha mẹ phải tìm cách để giúp trẻ tăng khả năng ăn, kích thích trẻ ăn ngon miệng.

Trẻ thiếu vitamin và khoáng chất

Trong giai đoạn trẻ đang phát triển, thì các loại chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất là điều mà hết sức cần thiết đối với trẻ. Trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ mà thiếu hụt vitamin và khoáng chất cũng làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ và dễ dàng khiến trẻ thấp còi, nhẹ cân hơn bình thường.

Trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa

Khi còn trẻ, hệ tiêu hóa của bé cũng còn non yếu, từ đó dễ dàng gặp phải các vấn đề như là táo bón, khó tiêu, đầy bụng và đặc biệt dễ dàng mắc phải chứng khó hấp thu. Vì đường tiêu hóa gặp vấn đề, nên nó sẽ cản trở sự hấp thu thức ăn, hạn chế khả năng phát triển ở trẻ.

Mẹ ít sữa

Như được biết, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, chính vì vậy mà sữa mẹ rất cần thiết đối với bé. Thế nhưng, nếu nguồn sữa mẹ mà ít, không đủ đáp ứng cho trẻ, thì rất dễ khiến trẻ bị đói và chậm tăng cân.

Chế biến thức ăn không đúng cách

Việc chậm tăng cân của bé cũng có thể là do chế biến đồ ăn không đúng cách của cha mẹ, như nạp quá nhiều liều lượng đạm vào cơ thể, hiểu nhầm về tác dụng của nước hầm xương hay thường xuyên cho bé ăn cháo dinh dưỡng mua ngoài, vv….Chính những điều này cũng phần nào góp phần trong việc bé ăn nhiều mà vẫn không tăng cân.

Trẻ quá hiếu động

Đối với những trẻ quá hiếu động, thì việc trẻ không ngồi yên một chỗ là điều hết sức dễ hiểu và có thể giải phóng năng lượng ở mọi lúc. Từ đó nhu cầu dinh dưỡng cần nạp vào cơ thể sẽ ngày một cao hơn các bé khác. Từ đó khiến cho vóc dáng của bé cũng không được to, mập như các bé khác.

Chăm sóc trẻ không đúng cách

Bé chậm tăng cân cũng có thể là do chăm sóc trẻ không đúng cách. Nguyên nhân là do các thói quen như tắm ngay sau khi ăn, cho trẻ bú hoặc uống nước trước khi ăn hay thời gian ăn các bữa trong ngày cách xa nhau, vv…tất cả những điều ngày đều tác động xấu đến sự phát triển bình thường của trẻ.

Ngoài những nguyên nhân trên, thì vẫn còn những yếu tố, nguy cơ khiến trẻ tăng cân chậm, suy dinh dưỡng ở trẻ như là:

  • Trẻ sinh không đủ tháng: Trẻ sinh non trước 37 tuần sẽ dễ gặp các triệu chứng rối loạn thân nhiệt và rối loạn tiêu hóa và dễ gặp các vấn đề về sức khỏe như nhẹ cân, sức đề kháng yếu, chưa phát triển hoàn thiện cả về thể chất lẫn trí não hoặc còn gặp khó khi bú sữa. Chính vì vậy mà đối với những trẻ sinh không đủ tháng sẽ rất dễ gặp phải chứng chậm tăng cân.
  • Bé hay bị nôn trớ: Tình trạng nôn trớ nhiều ở bé, sẽ làm mất một lượng thức ăn cần thiết để nuôi dưỡng cơ thể. Ngoài ra, nôn trớ nhiều sẽ khiến lượng axit từ dạ dày trào lên cổ họng khiến trẻ dễ bị kích ứng, gây khó khăn trong quá trình ăn uống. Cũng chính vì vậy mà làm cơ thể không hấp thu được, ảnh hưởng quá trình tăng cân của trẻ.
  • Do di truyền: Thể trạng hay cân nặng cũng có thể là do di truyền từ bố mẹ, yếu tố di truyền chiếm 20-40%. Nếu chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của trẻ rất bình thường, thế nhưng bé vẫn chậm tăng cân hoặc thấp bé hơn thì có thể xem xét lại khả năng di truyền từ bố mẹ.
  • Bệnh vàng da: Đây là một trong những bệnh lý dễ gặp ở những trẻ bị sinh thiếu tháng. Bệnh lý này sẽ gây cảm giác buồn ngủ cho trẻ và có khiến trẻ lười bú mẹ hơn.

Ngoài ra, các bệnh lý khác nhưu là bệnh tim mạch, thiếu máu, viêm phổi, nhiễm sắc thể, rối loạn nội tiết tố thì cũng là các tác nhân gây nên tình trạng chậm lớn, gầy yếu ở trẻ.

Cách khắc phục tình trạng chậm tăng cân, gầy yếu ở trẻ

Cách khắc phục trẻ chậm tăng cân
Cách khắc phục trẻ chậm tăng cân

Đây có lẽ là phần mà các bậc cha mẹ mong chờ nhất, bởi vì ai cũng muốn con mình được khỏe mạnh và cao lớn. Các bậc phụ huynh có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:

  • Đa dạng và cân đối chế độ ăn cho trẻ: Như được biết thì chế độ ăn đinh dưỡng quyết định rất lớn tới tình trạng sức khỏe và sự phát triển thể chất của trẻ. Thực đơn đầy đủ dinh dưỡng và đa dạng các món ăn cũng sẽ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé và có thể kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn.
  • Nên tẩy giun 6 tháng/ lần cho trẻ: Việc cơ thể trẻ bị nhiễm giun sán cũng sẽ khiến cho trẻ bị còi cọc, chậm tăng cân. Chính vì vậy việc tẩy giun cho trẻ là điều hết sức cần thiết, nên cho trẻ tẩy giun 6 tháng một lần theo chỉ định của bác sĩ.
  • Theo dõi tốc độ tăng trưởng của con: Ở mỗi độ tuổi hay giai đoạn phát triển thì sẽ có một mức cân nặng, chiều cao tiêu chuẩn tương ứng. Chính vì vậy mà bố mẹ nên theo dõi bé nhà mình, nếu có dấu hiệu hao hụt nhiều so với tiêu chuẩn thì phải đề ra các biện pháp khắc phụ kịp thời.
  • Cho bé vận động đúng cách: Nên cho trẻ nhà mình tích cực hoạt động thể chất ngoài trời như là đạp xe, đá bóng, vui đùa cùng bạn bè, vv….Những điều này sẽ giúp trẻ tăng cường được sức khỏe và còn giúp trẻ phát triển thể chất, chiều cao, cân nặng.
  • Cung cấp thêm vitamin, khoáng chất hoặc vi lượng thiếu hụt: Việc cung cấp thêm các loại vitamin, khoáng chất là điều hết sức cần thiết. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, nên bổ sung cho bé các chất quan trọng như là: đồng, kẽm, magie, kali, vv.. và đặc biệt là bộ 3 canxi nano, MK7, Vitamin D3.
  • Cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ: Như được biết, tình trạng trẻ chậm lớn cũng ảnh hưởng rất lớn từ hệ tiêu hóa, bởi vì nó quyết định đến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Chính vì vậy mà việc cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ cũng là điều hết sức cần thiết, giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ: Ngoài việc sử dụng sữa mẹ thì các bậc phụ huynh cũng có thể sử dụng thêm những loại thực phẩm chức năng hỗ trợ, hoặc sử dụng sữa công thức cho trẻ trong trường hợp người mẹ thiếu sữa như Sữa Meiji của Nhật Bản, vv…..
  • Hạn chế cho trẻ ăn vặt: Không nên cho trẻ ăn vặt quá nhiều, chính vì điều này sẽ làm cho trẻ ngang dạ, không thấy đói và lười ăn hơn.

Trên đây là chia sẻ của Mom Meiji về việc cần làm gì khi trẻ bị gầy yếu, chậm tăng cân. Mong rằng những thông tin trên giúp ích cho quý vị, xin cảm ơn quý vị đã dành thời gian quan tâm.